Hyundai Staria sẽ được bán tại Thái Lan từ tuần sau – Zing Ford Quảng Bình

Hyundai Staria, mẫu MPV thay thế Starex, sẽ chính thức được giới thiệu tại Thái Lan vào tuần sau. Việc Thái Lan trở thành một trong những quốc gia đầu tiên mở bán Staria đến từ việc người dân quốc gia này khá ưa chuộng các dòng xe MPV cỡ lớn.

Dựa vào ảnh teaser, Staria bán tại Thái Lan có thể là phiên bản tiêu chuẩn với lưới tản nhiệt cùng màu thân xe, đèn chiếu sáng LED. Trong khi đó bản Premium có lưới tản nhiệt màu vàng đồng và cụm đèn LED-projector.

Hyundai Staria có nhiều cấu hình ghế ngồi từ 4 đến 11 ghế, phiên bản Premium có hàng ghế thứ 2 dạng thương gia với nhiều chức năng như chỉnh điện, massage…

Dự kiến động cơ được trang bị trên Staria tại Thái Lan là loại diesel Smartstream 2.2L, sản sinh công suất 174,5 mã lực và mô-men xoắn cực đại 431 Nm. Ngoài động cơ Smartstream 2.2L, Hyundai Staria còn có thêm tùy chọn động cơ 3.5L V6 mạnh 268 mã lực tại một số thị trường khác.

Về công nghệ, mẫu MPV cao cấp này có hệ thống phanh chủ động, cảnh báo mở cửa phía sau, cảnh báo điểm mù… Tiện nghi trên xe cũng khá đa dạng với dàn loa Bose, cửa sổ trời và đèn nền trang trí 64 màu.

Tại Việt Nam, phân khúc MPV cỡ lớn như Staria hiện có Kia Sedona và Peugeot Traveller, Ford Tourneo đã bị ngưng sản xuất do doanh số không đạt kỳ vọng của hãng.

Thiên Nguyễn

Ảnh: Hyundai

Nguồn: https://ift.tt/3fiWCh4

Bài viết Hyundai Staria sẽ được bán tại Thái Lan từ tuần sau – Zing đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ford Quảng Bình.



from WordPress https://ift.tt/3jaTy7M
via Ford Quảng Bình

10 mẫu xe bán chậm nhất thị trường Việt trong tháng 6 Ford Quảng Bình

1. Toyota Avanza: 0 xe

Trong tháng 6/2021, mẫu xe Nhật Toyota Avanza không có chiếc xe nào được tiêu thụ. Trước đó, Toyota Avanza cũng là mẫu xe có doanh số thấp nhất trong tháng 5/2021 với 2 xe bán ra trong tháng.

Toyota Avanza phân phối tại Việt Nam thuộc bản nâng cấp mới nhất, được hãng xe Nhật làm mới từ cuối năm 2019.

2. Ford Explorer: 0 xe

Giống như Toyota Avanza, mẫu xe Mỹ Ford Explorer không bán được xe nào trong tháng 6. Trước đó, Ford Explorer cũng ghi nhận doanh số 0 chiếc trong tháng 5. SUV hạng sang cỡ lớn Ford Explorer bán tại Việt Nam có nguồn gốc nhập khẩu từ Mỹ có giá niêm yết 1,999 tỷ đồng.

3. Toyota Granvia: 1 xe

Một mẫu xe khác của Toyota Việt Nam ghi nhận doanh số bán chậm nhất trong tháng là Toyota Granvia với kết quả chỉ bán được 1 chiếc. Granvia cũng là cái tên thường xuyên góp mặt trong danh sách 10 mẫu xe ế ẩm nhất thị trường.

Tháng 5/2021, mẫu xe MPV hạng sang này có doanh số 0 chiếc. Giá bán cao được xem là nguyên nhân chính khiến mẫu xe này bị khách hàng “quay lưng” trong suốt thời gian qua. Toyota Granvia 2021 hiện có giá niêm yết 3,072 tỷ đồng.

4. Isuzu Mu-X: 2 xe

Trong tháng 6/2021, Isuzu Mu-X chỉ bán được 2 chiếc và đang đứng ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng. Trước đó, Isuzu Mu-X không bán được chiếc nào trong cả tháng 5/2021.

5. Honda Accord: 4 xe

Đứng ở vị trí thứ 5 là Honda Accord với 4 xe bán ra trong tháng 6, giảm 9 chiếc so với tháng 5 (15 xe). Honda chỉ phân phối duy nhất 1 phiên bản Accord với giá trên 1 tỷ đồng, một mức giá khá “chát” đối với các đối thủ trong phân khúc sedan hạng D.

6. Toyota Alphard: 6 xe

Với doanh số 6 chiếc (giảm 1 chiếc so với tháng 5), Toyota Alphard xếp ở vị trí thứ 6. Toyota Việt Nam hiện bán Alphard bản 2021 với 2 lựa chọn: màu trắng giá 4,227 tỷ đồng và các màu còn lại giá 4,219 tỷ đồng.

7. Toyota Hiace: 8 xe

Trong tháng 6/2021, Toyota Hiace chỉ bán được 8 chiếc. Với 15 chỗ ngồi sắp xếp thành 5 hàng ghế, Toyota Hiace thường được sử dụng để làm dịch vụ vận chuyển, đưa đón khách.

Toyota Hiace bán ra thị trường Việt Nam với giá 1,176 tỉ đồng đi kèm 2 tùy chọn màu ngoại thất trắng và bạc.

8. Isuzu D-max: 10 xe

Dù đã mở bán phiên bản thế hệ mới nhưng mẫu bán tải Isuzu D-max vẫn chỉ bán được 10 chiếc trong tháng 6/2021. Chiếc bán tải nhà Isuzu trong tháng 5 vừa qua bán được 36 chiếc.

9. Suzuki Ciaz: 14 xe

Tuy giá rẻ chỉ khoảng 400 – 600 triệu đồng, nội thất rộng rãi không kém gì xe hạng C nhưng sedan hạng B Suzuki Ciaz nhập Thái luôn nằm trong top xe bán ế nhất phân khúc tại thị trường Việt Nam.

Suzuki Ciaz bán được 14 chiếc trong tháng 6, nhiều hơn 2 chiếc so với tháng 5/2021.

10: Ford Tourneo: 14 xe

Ford Tourneo thuộc phân khúc MPV cỡ lớn, nhưng mới đây đã bị chính hãng tại Việt Nam khai tử trên thị trường. Ford Tourneo lần đầu được ra mắt Việt Nam vào cuối năm 2019. Xe được phân phối với 2 biến thể Trend và Titanium, giá bán lần lượt 999 triệu đồng và 1,069 tỷ đồng.

Bằng Lăng

Nguồn: https://ift.tt/2WGgzYX

Bài viết 10 mẫu xe bán chậm nhất thị trường Việt trong tháng 6 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ford Quảng Bình.



from WordPress https://ift.tt/3ffqlHW
via Ford Quảng Bình

10 ôtô bán chậm nhất tháng 6/2021: Nhiều mẫu xe giảm doanh số – Zing Ford Quảng Bình

1. Toyota Granvia: 1 xe. Lần gần nhất mẫu MPV này có mặt trong danh sách xe bán chậm là tháng 2. Trong suốt 3 tháng từ tháng 3 đến tháng 5, Toyota không bán được chiếc Granvia nào. Tương tự “đàn anh” Alphard, Granvia chỉ phù hợp với nhóm khách hàng là khách sạn, công ty dịch vụ đưa/đón cao cấp. Toyota Việt Nam đang bán Granvia với mức giá 3,072 tỷ đồng.

2. Isuzu mu-X: 2 xe. Sau một tháng có doanh số bằng 0, Isuzu đã bán được 2 chiếc mu-X trong tháng 6. Tổng 6 tháng đầu năm, doanh số của mu-X đạt mức 78 xe. Bất lợi về thương hiệu khiến cho mu-X khó có thể cạnh tranh với những mẫu SUV cùng phân khúc như Toyota Fortuner hay Ford Everest. Isuzu mu-X hiện được bán với 3 phiên bản, giá bán 799-949 triệu đồng.

3. Honda Accord: 4 xe. Doanh số giảm 11 xe so với tháng 5 khiến cho Accord lùi xuống một bậc trong bảng xếp hạng. Tổng số lượng xe Accord được bán ra từ đầu năm đến hết tháng 6 là 68 chiếc, đây cũng là sản phẩm có doanh số kém nhất của Honda Việt Nam. Mẫu sedan hạng D này có mức giá niêm yết 1,319-1,329 tỷ đồng.

4. Toyota Alphard: 6 xe. Dù doanh số giảm một xe so với tháng trước, vị trí trên bảng xếp hạng của Alphard được cải thiện 2 bậc. Tổng 6 tháng đầu năm, Toyota Việt Nam đã bán được 38 xe Alphard. Nhóm khách hàng của mẫu MPV tiền tỷ này gặp nhiều khó khăn trong mùa dịch Covid-19 nên doanh số xe bị giảm không có gì bất ngờ. Toyota Alphard được bán chính hãng với duy nhất bản 3.5L, giá 4,219 tỷ đồng.

5. Isuzu D-Max: 10 xe. Mẫu bán tải này vẫn không thể thoát khỏi tình trạng “chốt sổ” phân khúc bán tải dù đã ra mắt phiên bản mới tại thị trường Việt Nam. So với tháng trước, doanh số của D-Max giảm 26 xe, tổng doanh số 6 tháng đầu năm đạt 76 xe. Isuzu D-Max được phân phối chính hãng với 3 phiên bản là Prestige MT, Prestige AT và Type Z. Giá bán dao động 630-850 triệu đồng.

6. Suzuki Ciaz – 14 xe: Số lượng xe bán ra tăng hơn tháng trước 2 chiếc giúp Ciaz cải thiện 3 bậc trên bảng xếp hạng, quay về vị trí thứ 6 giống tháng 4. Phiên bản mới của mẫu sedan này được Suzuki Việt Nam giới thiệu vào tháng 9/2020 với những nâng cấp về thiết kế. Giá bán đề xuất của Ciaz là 529 triệu đồng.

7. Ford Tourneo: 14 xe. Dù đã bị ngưng sản xuất do doanh số thấp và ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vẫn có một nhóm nhỏ người dùng tìm mua Ford Tourneo. So với tháng trước, doanh số của mẫu MPV này giảm 18 xe. Tổng 6 tháng đầu năm, Ford Việt Nam đã giao đến tay khách hàng 122 xe Tourneo.

8. Toyota Land Cruiser Prado: 40 xe. Doanh số giảm 11 xe so với tháng rồi nhưng Land Cruiser Prado vẫn giữ nguyên vị trí trên bảng xếp hạng. “Đàn em” của Land Cruiser đang bán tại Việt Nam thuộc phiên bản facelift và được ra mắt vào năm 2018. Toyota Land Cruiser Prado hiện được bán với duy nhất bản VX, giá bán 2,379-2,387 tỷ đồng.

9. Kia Rondo: 55 xe. Mẫu xe 7 chỗ này có doanh số giảm nhẹ 2 xe so với tháng trước, vị trí trên bảng xếp hạng không thay đổi. Tổng 6 tháng đầu năm, Thaco đã bán được 314 xe Rondo. Giá bán của Kia Rondo là 559 triệu đồng cho bản số sàn, bản số tự động có giá 655 triệu đồng.

10. Honda HR-V: 68 xe. Doanh số cải thiện 9 xe không giúp cho HR-V thoát khỏi nhóm 10 ôtô bán chậm nhất tháng 6. Cộng dồn 6 tháng đầu năm, Honda Việt Nam đã giao đến tay người dùng 701 xe HR-V. Mẫu SUV đô thị 5 chỗ này đang được phân phối với 2 phiên bản là G và L, giá bán 786 triệu đồng cho bản G và 866-871 triệu đồng cho bản L.

Vĩnh Phúc

Nguồn: https://ift.tt/3BVJEzP

Bài viết 10 ôtô bán chậm nhất tháng 6/2021: Nhiều mẫu xe giảm doanh số – Zing đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ford Quảng Bình.



from WordPress https://ift.tt/3zUgKya
via Ford Quảng Bình

Ford Ranger thế hệ mới – cột mốc 10 năm có mặt tại hơn 180 thị trường Ford Quảng Bình

Ford Ranger Việt Nam được sản xuất thử nghiệm tại Nhà máy Ford Hải Dương. Ảnh: Thanh Vân

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thế hệ Ranger mới và 20 năm Ford Ranger có mặt tại Việt Nam, Ford Việt Nam cho biết, những điểm thú vị về quá trình tạo nên những “ông vua bán tải” tại các nhà máy của Ford.

Trong quá trình phát triển, các kỹ sư của Ford đã đặt Ranger vào những bài thử nghiệm vô cùng khắc nghiệt ở nhiều địa điểm trên thế giới với nhiều loại địa hình trên khắp 5 châu lục: từ sa mạc nước Úc và khu vực Trung Đông, tới vùng địa hình hiểm trở tại Nam Phi, châu Âu hay Scandinavia, các khu vực miền núi thuộc châu Mỹ với chênh lệch nhiệt độ từ -40 độ C đến hơn 50 độ C. Quy trình kiểm tra nghiêm ngặt đối với Ranger nhằm đảm bảo chiếc xe lột tả được tốt nhất triết lý thương hiệu “Built Ford Tough” – “Mạnh mẽ đậm chất Ford” nổi tiếng toàn cầu.

Áp dụng quy trình lắp ráp toàn cầu của Ford Motor, Ranger Việt Nam cũng phải trải qua những bài kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt dưới sự quản lý và giám sát chặt chẽ đến từ đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm tại nhà máy Ford Hải Dương.

Cũng theo Ford Việt Nam, để đảm bảo chất lượng và sự bền bỉ của một chiếc xe bán tải, Ford Ranger thế hệ mới cần 101 robot làm việc trong 3 giờ để tạo nên một khung xe.

Để bảo vệ chiếc xe khỏi các yếu tố ăn mòn, khung xe sẽ được xử lý trong 9 bể hóa chất và 2 dàn phun trước khi tiến hành công đoạn sơn. Mỗi chiếc Ford Ranger sẽ được sơn bằng khoảng 6 lít sơn, áp dụng công nghệ sơn 3 lớp 2 lần sấy độc đáo của Ford, cho phép thực hiện các công đoạn phun sơn liên tục bao gồm sơn lót, sơn lớp phủ màu nền và sơn lớp keo bóng ngay cả khi các lớp sơn của công đoạn trước vẫn còn đang ướt.

Công nghệ sơn trên Ford Ranger mang đến lớp nước sơn có độ bền cao và khả năng hạn chế các vết xước, đúng như những gì khách hàng mong đợi. Bên cạnh đó, công nghệ này cũng giúp làm giảm lượng khí thải CO2 và VOC sinh ra từ quá trình sơn bằng cách giảm kích thước buồng sơn, giảm số lượng quạt gió và giảm hệ thống sấy cần thiết để hong khô các lớp sơn.

Sau khi hoàn tất việc kiểm tra xác nhận chất lượng trong nhà máy, mỗi chiếc Ford Ranger phải vượt qua ba bài thử nghiệm cuối cùng để đảm bảo chất lượng trước khi xuất xưởng.

Những bài thử này sẽ được thực hiện trên đường thử theo đúng tiêu chuẩn của Ford và Việt Nam nhằm đáng giá: độ ồn và tiếng động lạ, khả năng chạy tốc độ cao và khả năng vận hành trên đường gồ ghề. Mỗi chiếc xe phải đi qua 1.000 điểm kiểm tra chất lượng trước khi được phép chuyển tới đại lý…/.

Ngọc Linh

Nguồn: https://ift.tt/3zXggaz

Bài viết Ford Ranger thế hệ mới – cột mốc 10 năm có mặt tại hơn 180 thị trường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ford Quảng Bình.



from WordPress https://ift.tt/2WCqaQu
via Ford Quảng Bình

10 điểm nhấn thú vị về quá trình tạo nên những ‘ông vua bán tải’ Ford Ranger Ford Quảng Bình

Ford Ranger sản xuất lắp ráp tại Việt Nam.

Mẫu xe bán tải Ford Ranger đã chính thức được sản xuất lắp ráp tại nhà máy Ford Hải Dương và đã xuất xưởng chiếc đầu tiên ngày 15/7 nhân dịp Ford Việt Nam hoàn thành giai đoạn 1 của dự án đầu tư nâng cấp mở rộng nhà máy trị giá 2.000 tỷ đồng.

Thế hệ Ranger mới này cũng vừa đánh dấu cột mốc 10 năm có mặt tại hơn 180 thị trường trên toàn thế giới. Trong quá trình phát triển, các kỹ sư của Ford đã đặt Ranger vào những bài thử nghiệm khắc nghiệt ở nhiều địa điểm trên thế giới, trong đó có cả vùng đất hoang vu, cằn cỗi tại Australia.

Dưới đây là 10 thống kê thú vị về quá trình sản xuất chiếc Ford Ranger:

1. Cứ hai phút lại có một chiếc Ford Ranger “lăn bánh” khỏi dây chuyền sản xuất tại các nhà máy Ford ở Nam Phi (Ford Silverton Assembly Plant) và Thái Lan (Ford Thailand Manufacturing tại Rayong).

Ford Ranger sản xuất lắp ráp tại Việt Nam trên đường thử.

2. Cần 101 robot làm việc trong 3 giờ để tạo nên một khung xe Ford Ranger.

Robot tạo khung xe Ford Ranger.

3. Có hơn 5.000 điểm hàn trên thân xe của mỗi chiếc Ford Ranger. Để bảo vệ chiếc xe khỏi các yếu tố ăn mòn, khung xe sẽ được xử lý trong 9 bể hóa chất và 2 dàn phun trước khi tiến hành công đoạn sơn.

Có hơn 5.000 điểm hàn trên thân xe của mỗi chiếc Ford Ranger.

4. Mỗi chiếc Ford Ranger sẽ được sơn khoảng 6 lít sơn, áp dụng công nghệ sơn 3 lớp 2 lần sấy độc đáo của Ford, cho phép thực hiện các công đoạn phun sơn liên tục bao gồm sơn lót, sơn lớp phủ màu nền và sơn lớp keo bóng, ngay cả khi các lớp sơn của công đoạn trước vẫn còn đang ướt.

Công nghệ sơn trên Ford Ranger mang đến lớp nước sơn có độ bền cao và khả năng hạn chế các vết xước.

Bên cạnh đó, công nghệ này cũng giúp làm giảm lượng khí thải CO2 và VOC sinh ra từ quá trình sơn bằng cách giảm kích thước buồng sơn, giảm số lượng quạt gió và giảm hệ thống sấy cần thiết để hong khô các lớp sơn. Sau quá trình sơn, kỹ thuật viên kiểm tra bề mặt bằng dàn đèn Zebra (sáng/tối) hiện đại, nhằm tìm ra các điểm sơn lỗi nếu có.

5. Có 1.500 linh kiện trong mỗi chiếc Ranger và các công đoạn sản xuất 1 chiếc Ranger bao gồm cả hàn thân xe, lắp động cơ hộp số, sơn và lắp ráp hoàn thiện, sẽ mất 6 tiếng đồng hồ trên dây chuyền. Mỗi chiếc xe phải đi qua 1.000 điểm kiểm tra chất lượng trước khi được phép chuyển tới đại lý.

Mỗi chiếc Ford Ranger sẽ mất 6 tiếng đồng hồ trên dây chuyền để hoàn thiện.

6. Kiểm tra lọt Nước (Water Test) là một trong những bài đánh giá chất lượng quan trọng. Cụ thể, 17.000 lít nước sẽ được phun trực tiếp vào chiếc Ranger trong 20 phút liên tục để tái tạo lại cơn mưa bão tệ nhất có thể tưởng tượng được.

Sau khi các tia nước được tắt, chuyên gia đánh giá sẽ kiểm tra trực quan đèn hậu, đèn pha và đèn sương mù của phương tiện để đảm bảo rằng các vòng đệm không bị nước tràn vào. Tất cả cửa xe sau đó cũng sẽ được mở để kiểm tra kĩ lưỡng các dấu hiệu ngấm, rò rỉ nước trên gioăng cao su.

7. Sau khi hoàn tất việc kiểm tra xác nhận chất lượng trong nhà máy, mỗi chiếc Ford Ranger phải vượt qua ba bài thử nghiệm cuối cùng để đảm bảo chất lượng trước khi xuất xưởng.

Ford Ranger sẽ được sơn bằng khoảng 6 lít sơn, sơn 3 lớp 2 lần sấy.

Những bài thử này sẽ được thực hiện trên đường thử theo đúng tiêu chuẩn của Ford và Việt Nam nhằm đáng giá: độ ồn và tiếng động lạ, khả năng chạy tốc độ cao và khả năng vận hành trên đường gồ ghề. Mọi chiếc Ranger đều phải vượt qua toàn bộ các bài thử này trong cùng một lần để đạt yêu cầu xuất xưởng.

8. Để đảm bảo vô lăng và bánh xe được căn chỉnh thẳng hàng, đèn pha chiếu đúng hướng, đúng góc, mọi chiếc Ranger được lắp ráp tại nhà máy Ford đều được hiệu chỉnh và kiểm tra bằng thiết bị chuyên biệt ở cuối dây chuyền lắp ráp. Hệ thống laser và camera sẽ được sử dụng để kiểm tra độ thẳng hàng của bánh xe cũng như góc chiếu sáng và độ sáng đèn pha.

Sau quá trình sơn, kỹ thuật viên kiểm tra bề mặt bằng dàn đèn Zebra (sáng/tối) hiện đại, nhằm tìm ra các điểm sơn lỗi nếu có.

Tiếp đó, chiếc xe sẽ được kiểm tra trên đường thử độ thẳng lái giúp đảm bảo việc vô lăng đã được căn chỉnh hoàn hảo và chiếc xe di chuyển thẳng như một mũi tên.

9. Trong quá trình phát triển, bộ giảm xóc của Ford Ranger phải trải qua hàng triệu thử nghiệm vật lý và thử nghiệm mô phỏng thông qua phần mềm máy tính phân tích kỹ thuật (CAE).

Mỗi chiếc Ford Ranger phải vượt qua ba bài thử nghiệm cuối cùng để đảm bảo chất lượng trước khi xuất xưởng.

Trong quá trình thử nghiệm, các kỹ sư của Ford thử thách Ranger với 250.000 km lái xe liên tục qua các ổ gà, rãnh, đất đá ngoài thực địa ở điều kiện tải và kéo rơ moóc tối đa. Bài kiểm tra cũng bao gồm hàng triệu km lái xe được phân tích và đánh giá dưới nhiều điều kiện đường sá, tải trọng và thời tiết khác nhau.

Bài thử nghiệm kiểm tra độ hao mòn tổng thể của xe được thực hiện bằng cách cho xe hoạt động 24/7 để mô phỏng 10 năm sử dụng thực tế, bao gồm các thử nghiệm lái xe trên đường gồ ghề, đường sỏi, trong môi trường phun muối, ngâm muối và chạy ở tốc độ cao.

10. Vậy còn động cơ thì sao? Động cơ Bi-Turbo nổi tiếng của Ford ra mắt trên Ranger Raptor vào năm 2017 và hiện đã được ứng dụng trên nhiều dòng xe, bao gồm cả Ranger và Everest. Trước đó, khối động cơ này cũng phải trải qua quy trình thử thách độ bền nghiêm ngặt.

Ford Ranger được áp dụng quy trình lắp ráp toàn cầu của Ford Motor.

Các kỹ sư của Ford đã đưa động cơ Bi-Turbo vào thử nghiệm độ bền lên tới 5,5 triệu km, tương đương 14 lần quãng đường từ trái đất đến mặt trăng. Ngoài ra, ở mỗi giai đoạn phát triển, khối động cơ này đều được trải qua quá trình phân tích toàn diện trong các phòng thí nghiệm và tại các cơ sở phân tích của Ford trên khắp thế giới.

Một ví dụ về việc thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng động cơ của Ford Ranger có thể kể đến chu trình gia nhiệt, nung nóng cả hai turbo tới mức đỏ rực trong 200 giờ liên tục. Thử nghiệm này ép turbo hoạt động nóng hơn bất kỳ tình huống thực tế nào và cho thấy động cơ Bi-Turbo có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện lên đến 860oC, qua đó chứng minh độ bền của các cửa xả cũng như lớp vỏ hợp kim cao cấp của động cơ./.

Văn Xuyên/BNEWS/TTXVN

Nguồn: https://ift.tt/3zQT7X3

Bài viết 10 điểm nhấn thú vị về quá trình tạo nên những ‘ông vua bán tải’ Ford Ranger đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ford Quảng Bình.



from WordPress https://ift.tt/3iWWzss
via Ford Quảng Bình

Cho tôi hỏi giá xe Ford Ranger Raptor 2022 là bao nhiêu? Ford Quảng Bình

Tôi thấy xe Ford Ranger Raptor 2022 rất là đẹp, không biết giá ford ranger raptor hiện tại là bao nhiêu và dòng xe Raptor 2022 là bao nhiêu mọi người nhỉ?

Giá lăn bánh xe Ford Ranger Raptor Màu Xám

Khoản phí Mức phí ở Hà Nội (đồng) Mức phí ở TP HCM (đồng) Mức phí ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn,(đồng) Mức phí ở Bắc Ninh Mức phí ở tỉnh Bắc Giang
Giá niêm yết 1.209.000.000 1.209.000.000 1.209.000.000 1.209.000.000 1.209.000.000
Phí trước bạ
Phí đăng kiểm 340.000 340.000 340.000 340.000 340.000
Phí bảo trì đường bộ 1.560.000 1.560.000 1.560.000 1.560.000 1.560.000
Bảo hiểm vật chất xe 18.135.000 18.135.000 18.135.000 18.135.000 18.135.000
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 480.700 480.700 480.700 480.700 480.700
Phí biển số 20.000.000 20.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000

Lưu Ý

Không phải tất cả các tính năng của SYNC™3 đều có trên mọi dòng điện thoại. Xin vui lòng tìm hiểu điện thoại tương thích tại đây Hiện chưa hỗ trợ tiếng Việt.

  • Apple CarPlay là nhãn hiệu của Apple inc. Apple CarPlay yêu cầu điện thoại cài đặt phiên bản Apple iOS phù hợp, dịch vụ dữ liệu di động được kích hoạt và có dây cáp kết nối (phụ kiện bán riêng). SYNC không kiểm soát Apple CarPlay khi phần mềm này đang hoạt động. Apple hoàn toàn chịu trách nhiệm với các tính năng của mình. Việc sử dụng tin nhắn và dữ liệu có thể bị tính phí. Pod, iPhone, Siri and Apple CarPlay là nhãn hiệu của Apple Inc.
  • Android Auto yêu cầu điện thoại phải cài phiên bản Android Auto phù hợp và dịch vụ dữ liệu di động được kích hoạt. Android Auto và Google Maps là nhãn hiệu của Google Inc.
  • Ford AppLink® chỉ có trên một số dòng xe và chỉ tương thích với một số hệ điều hành điện thoại thông minh nhất định.

* Theo quy định hiện hành của Việt Nam, Ranger Raptor được phân loại là xe bán tải chở người. Các thông tin chi tiết và hình ảnh trong tài liệu này chỉ mang tính chất tham khảo và có thể được sửa đổi mà không báo trước. Ảnh chụp và màu sắc của xe có thể khác so với thực tế. Liên hệ các Đại lý Ủy quyền của Ford Việt Nam để biết thêm thông tin về màu sắc, chi tiết và các phiên bản sẵn có của xe.

Bài viết Cho tôi hỏi giá xe Ford Ranger Raptor 2022 là bao nhiêu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ford Quảng Bình.



from WordPress https://ift.tt/3BXX7Hl
via Ford Quảng Bình

10 sự thật thú vị về Ford Ranger Ford Quảng Bình

10 sự thật thú vị về Ford Ranger Được thiết kế và chế tạo bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Sản phẩm toàn cầu của Ford ở Úc, Ranger thế hệ mới tiếp tục khẳng định danh tiếng về chất lượng, độ tin cậy và sự bền bỉ. Thế hệ Ranger mới này cũng vừa đánh dấu cột mốc 10 năm có mặt tại hơn 180 thị trường trên toàn thế giới.

Trong quá trình phát triển, các kỹ sư của Ford đã đặt Ranger vào những bài thử nghiệm vô cùng khắc nghiệt ở nhiều địa điểm trên thế giới, trong đó có cả vùng đất hoang vu, cằn cỗi tại Úc.

Bài toán ban đầu đặt ra cho các kĩ sư của Ranger là làm thể nào để kết hợp giữa tính bền bỉ và khả năng vận hành của một chiếc xe bán tải với công nghệ thông minh, các tính năng an toàn vượt trội. Bên cạnh đó, Ranger phải có được khả năng tiết kiệm nhiên liệu tối ưu, cùng các tiêu chuẩn cao về chất lượng cũng như sự tiện nghi.

Để hiện thực hóa được mục tiêu này, đội ngũ kỹ sư thiết kế Ranger đã thực hiện hàng loạt các thử nghiệm khắt khe với nhiều loại địa hình trên khắp 5 châu lục: từ sa mạc nước Úc và khu vực Trung Đông, tới vùng địa hình hiểm trở tại Nam Phi, Châu Âu hay Scandinavia, các khu vực miền núi thuộc châu Mỹ – với chênh lệch nhiệt độ từ -40°C đến hơn 50°C. Quy trình kiểm tra nghiêm ngặt đối với Ranger nhằm đảm bảo chiếc xe lột tả được tốt nhất triết lý thương hiệu “Built Ford Tough” – “Mạnh mẽ Đậm chất Ford” nổi tiếng toàn cầu.

Nhờ có những thử nghiệm nghiêm ngặt ban đầu này, đội ngũ chuyên gia tại Úc đã góp phần tạo dựng nên một quy chuẩn toàn cầu cho việc sản xuất và lắp ráp Ranger tại mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Áp dụng quy trình lắp ráp toàn cầu của Ford Motor, Ranger Việt Nam cũng sẽ phải trải qua những bài kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt dưới sự quản lý và giám sát chặt chẽ đến từ đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm tại nhà máy Ford Hải Dương.

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thế hệ Ranger mới và 20 năm Ford Ranger có mặt tại Việt Nam, hãy cùng nhìn lại 10 sự thật thú vị về quá trình tạo nên những “ông vua bán tải” tại các nhà máy của Ford.

Công nghệ sơn trên Ford Ranger mang đến lớp nước sơn có độ bền cao và khả năng hạn chế các vết xước – đúng như những gì khách hàng mong đợi. Bên cạnh đó, công nghệ này cũng giúp làm giảm lượng khí thải CO2 và VOC sinh ra từ quá trình sơn bằng cách giảm kích thước buồng sơn, giảm số lượng quạt gió và giảm hệ thống sấy cần thiết để hong khô các lớp sơn.

Sau quá trình sơn, kỹ thuật viên kiểm tra bề mặt bằng dàn đèn Zebra (sáng/tối) hiện đại, nhằm tìm ra các điểm sơn lỗi nếu có.

Cứ hai phút lại có một chiếc Ford Ranger “lăn bánh” khỏi dây chuyền sản xuất tại các nhà máy Ford ở Nam Phi (Ford Silverton Assembly Plant) và Thái Lan (Ford Thailand Manufacturing tại Rayong).
Cần 101 robot làm việc trong 3 giờ để tạo nên một khung xe Ford Ranger.
Có hơn 5.000 điểm hàn trên thân xe của mỗi chiếc Ford Ranger. Để bảo vệ chiếc xe khỏi các yếu tố ăn mòn, khung xe sẽ được xử lý trong 9 bể hóa chất và 2 dàn phun trước khi tiến hành công đoạn sơn.
Mỗi chiếc Ford Ranger sẽ được sơn bằng khoảng 6 lít sơn, áp dụng Công nghệ sơn 3 lớp 2 lần sấy độc đáo của Ford, cho phép thực hiện các công đoạn phun sơn liên tục bao gồm sơn lót, sơn lớp phủ màu nền và sơn lớp keo bóng – ngay cả khi các lớp sơn của công đoạn trước vẫn còn đang ướt.
Có 1.500 linh kiện trong mỗi chiếc Ranger, và các công đoạn sản xuất 1 chiếc Ranger bao gồm cả hàn thân xe, lắp động cơ hộp số, sơn và lắp ráp hoàn thiện, sẽ mất 6 tiếng đồng hồ trên dây chuyền. Mỗi chiếc xe phải đi qua 1.000 điểm kiểm tra chất lượng trước khi được phép chuyển tới Đại lý.
Kiểm tra lọt Nước (Water Test) là một trong những bài đánh giá chất lượng vô cùng quan trọng. Cụ thể, 000 lít nước sẽ được phun trực tiếp vào chiếc Ranger trong 20 phút liên tục để tái tạo lại cơn mưa bão tệ nhất có thể tưởng tượng được. Sau khi các tia nước được tắt, chuyên gia đánh giá sẽ kiểm tra trực quan đèn hậu, đèn pha và đèn sương mù của phương tiện để đảm bảo rằng các vòng đệm không bị nước tràn vào. Tất cả cửa xe sau đó cũng sẽ được mở để kiểm tra kĩ lưỡng các dấu hiệu ngấm, rò rỉ nước trên gioăng cao su.

Sau khi hoàn tất việc kiểm tra xác nhận chất lượng trong nhà máy, mỗi chiếc Ford Ranger phải vượt qua ba bài thử nghiệm cuối cùng để đảm bảo chất lượng trước khi xuất xưởng. Những bài thử này sẽ được thực hiện trên đường thử theo đúng tiêu chuẩn của Ford và Việt Nam nhằm đáng giá: độ ồn và tiếng động lạ, khả năng chạy tốc độ cao và khả năng vận hành trên đường gồ ghề. Mọi chiếc Ranger đều phải vượt qua toàn bộ các bài thử này trong cùng một lần để đạt yêu cầu xuất xưởng.

Để đảm bảo vô lăng và bánh xe được căn chỉnh thẳng hàng, đèn pha chiếu đúng hướng, đúng góc, mọi chiếc Ranger được lắp ráp tại nhà máy Ford đểu được hiệu chỉnh và kiểm tra bằng thiết bị chuyên biệt ở cuối dây chuyền lắp ráp. Hệ thống laser và camera sẽ được sử dụng để kiểm tra độ thẳng hàng của bánh xe cũng như góc chiếu sáng và độ sáng đèn pha. Tiếp đó, chiếc xe sẽ được kiểm tra trên đường thử độ thẳng lái giúp đảm bảo việc vô lăng đã được căn chỉnh hoàn hảo và chiếc xe di chuyển thẳng như một mũi tên.

Trong quá trình phát triển, bộ giảm xóc của Ford Ranger phải trải qua hàng triệu thử nghiệm vật lý và thử nghiệm mô phỏng thông qua phần mềm máy tính phân tích kỹ thuật (CAE). Trong quá trình thử nghiệm, các kỹ sư của Ford thử thách Ranger với 250.000 km lái xe liên tục qua các ổ gà, rãnh, đất đá ngoài thực địa ở điều kiện tải và kéo rơ moóc tối đa. Bài kiểm tra cũng bao gồm hàng triệu km lái xe được phân tích và đánh giá dưới nhiều điều kiện đường xá, tải trọng và thời tiết khác nhau.

Bài thử nghiệm kiểm tra độ hao mòn tổng thể của xe được thực hiện bằng cách cho xe hoạt động 24/7 để mô phỏng 10 năm sử dụng thực tế, bao gồm các thử nghiệm lái xe trên đường gồ ghề, đường sỏi, trong môi trường phun muối, ngâm muối và chạy ở tốc độ cao.

Vậy còn động cơ thì sao? Động cơ Bi-Turbo nổi tiếng của Ford ra mắt trên Ranger Raptor vào năm 2017 và hiện đã được ứng dụng trên nhiều dòng xe, bao gồm cả Ranger và Everest. Trước đó, khối động cơ này cũng phải trải qua quy trình thử thách độ bền nghiêm ngặt.

Các kỹ sư của Ford đã đưa động cơ Bi-Turbo vào thử nghiệm độ bền lên tới 5.5 triệu km, tương đương 14 lần quãng đường từ Trái đất đến Mặt trăng. Ngoài ra, ở mỗi giai đoạn phát triển, khối động cơ này đều được trải qua quá trình phân tích toàn diện trong các phòng thí nghiệm và tại các cơ sở phân tích của Ford trên khắp thế giới.

Một ví dụ về việc thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng động cơ của Ford Ranger có thể kể đến chu trình gia nhiệt, nung nóng cả hai turbo tới mức đỏ rực trong 200 giờ liên tục. Thử nghiệm này ép turbo hoạt động nóng hơn bất kỳ tình huống thực tế nào, và cho thấy động cơ Bi-Turbo có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện lên đến 860oC, qua đó chứng minh độ bền bỉ của các cửa xả cũng như lớp vỏ hợp kim cao cấp của động cơ,

Nhung Nguyễn

Nguồn: https://ift.tt/2Vm3Uty

Bài viết 10 sự thật thú vị về Ford Ranger đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ford Quảng Bình.



from WordPress https://ift.tt/2WAKp0V
via Ford Quảng Bình

Giá lăn bánh Ford Ranger sau khi giảm 50 triệu đồng Ford Quảng Bình

Theo tìm hiểu của PV, hiện các đại lý ô tô Ford ở Hà Nội đang có chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho mẫu xe bán tải Ford Ranger phiên bản lắp ráp trong nước. Trong khi đó, mẫu xe nhập khẩu từ Thái Lan hiện đã hết hàng.

Tại Hà Nội, khách hàng chỉ cần từ 662,7 triệu đồng để sở hữu mẫu bán tải hàng đầu Ford Ranger

Ford Ranger lắp ráp tại Việt Nam có 5 phiên bản, được ưu đãi từ 20 – 50 triệu đồng, riêng phiên bản Ford Raptor vẫn được nhập khẩu từ Thái Lan.

Hiện, phiên bản Ranger XL 4×4 có giá niêm yết 616 triệu đồng, được giảm 20 triệu đồng, giá bán còn 596 triệu đồng. Phiên bản XLS MT 4×4 có giá niêm yết 630 triệu đồng, giảm 20 triệu đồng, giá bán còn 610 triệu đồng.

Phiên bản XLS AT 4×2 có giá niêm yết 650 triệu đồng, giảm 20 triệu đồng, giá bán còn 630 triệu đồng. Phiên bản Limited 4×4 AT có giá niêm yết 799 triệu đồng, giảm 25 triệu đồng, giá bán còn 774 triệu đồng.

Giảm nhiều nhất là phiên bản Wildtrak có giá niêm yết 925 triệu đồng, giảm 50 triệu đồng, giá bán chỉ còn 875 triệu đồng.

Khoang nội thất Ford Ranger

Xe Giao thông tính giá lăn bánh Ford Ranger tại Hà Nội dựa trên các loại thuế, phí mà chủ xe phải trả để ra được biển số. Tại các địa phương khác, giá lăn bánh sẽ thấp hơn.

Theo Hiểu Lam/Báo Giao thông

Nguồn: https://ift.tt/3A4wuPh

Bài viết Giá lăn bánh Ford Ranger sau khi giảm 50 triệu đồng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ford Quảng Bình.



from WordPress https://ift.tt/375VeKt
via Ford Quảng Bình

Dây chuyền sản xuất Ford Ranger tại Việt Nam Ford Quảng Bình

22 liên quanGốc

Sau 20 năm có mặt trên thị trường nội địa, Ford Ranger Việt Nam chính thức được xuất xưởng từ nhà máy Ford Hải Dương, áp dụng quy trình lắp ráp toàn cầu của Ford Motor.

Giang Nhật Minh

  • Ford Hải Dương
  • Ford Ranger
  • xuất xưởng
  • lắp ráp
  • Ford Motor
  • nhà máy
  • dây chuyền
  • quy trình
  • toàn cầu
  • Ford Ranger Việt Nam
  • sản xuất
  • nội địa
  • có mặt

Nguồn Zing: https://ift.tt/3zOWbmz

Nguồn: https://ift.tt/3BZR1Gu

Bài viết Dây chuyền sản xuất Ford Ranger tại Việt Nam đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ford Quảng Bình.



from WordPress https://ift.tt/2UULD6N
via Ford Quảng Bình

Ford Ranger đánh dấu 20 năm tại Việt Nam với doanh số 100.000 xe Ford Quảng Bình

Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2001, Ford Ranger đã phần nào gỡ bỏ định kiến về xe bán tải chuyên chở hàng hóa để trở thành bạn đồng hành quen thuộc của nhiều chủ xe tại Việt Nam.

Sau 20 năm có mặt trên thị trường với thành tích hơn 100.000 xe tới tay khách hàng toàn quốc, Ford Ranger Việt Nam chính thức được xuất xưởng từ nhà máy Ford Hải Dương. Đây là kết quả cho những nỗ lực của đội ngũ Ford Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn bình thường mới với nhiều thách thức hiện nay.

Ông Phạm Văn Dũng – Tổng giám đốc Ford Việt Nam – phát biểu tại sự kiện.

Xuất phát điểm là chiếc xe bán tải chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng hay viễn thông, Ford Ranger cùng 3 thế hệ cải tiến với những nâng cấp về cả công năng và thiết kế trong suốt 20 năm đã đưa chiếc xe này trở thành lựa chọn của nhiều khách hàng.

Vượt qua khuôn khổ của một cỗ máy bán tải, Ranger góp phần thay đổi thói quen sử dụng ôtô của người Việt, trở thành phương tiện đa dụng, thân thiện không chỉ với doanh nghiệp, tổ chức, mà còn đối với từng cá nhân và gia đình. 10 năm liên tiếp giữ vị trí thuộc nhóm đầu phân khúc bán tải với hơn 60% thị phần được xem là lời khẳng định cho sức hút và vị thế của Ford Ranger trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.

Không chỉ đánh dấu cột mốc 20 năm hành trình, năm 2021 còn mở ra kỷ nguyên phát triển mới cho Ford Việt Nam với việc hoàn thành giai đoạn một gói đầu tư dự án nâng cấp mở rộng nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô Ford Hải Dương trị giá 2.000 tỷ đồng.

Công nhân nhà máy di chuyển một phần thân xe với sự hỗ trợ của dây chuyền lắp ráp tự động.

Với công suất được nâng từ 14.000 xe lên 40.000 xe/năm, dự án giúp đảm bảo nguồn cung, thời gian cung ứng sản phẩm cũng như tối ưu hóa chi phí logistic. Với 80% tổng đầu tư được hoàn thành, nhà máy Ford Hải Dương trang bị nhiều công nghệ mới tiên tiến cùng cải tiến sâu rộng về kỹ thuật trong dây chuyền sản xuất, chuẩn bị sẵn sàng đưa những chiếc Ranger Việt Nam mang chất lượng toàn cầu tới tay người tiêu dùng.

Cụ thể, xưởng hàn mới (Body Shop) đạt mức tự động hóa tới 90% với hệ thống Interlock giúp kiểm soát an toàn vận hành, quy trình hàn, chất lượng mối hàn đảm bảo không có lỗi. Xưởng sơn mới cũng được trang bị hệ thống băng tải tự động để vận chuyển xe từ đầu vào đến đầu ra, hỗ trợ tối ưu thời gian và sức lao động.

Xưởng hàn đạt mức tự động hóa tới 90% tại nhà máy Ford Hải Dương.

Sử dụng robot hiện đại của Tập đoàn Durr (CHLB Đức), quy trình sơn mỗi chiếc xe tại nhà máy được thực hiện tự động, đảm bảo chất lượng bề mặt sơn, độ dày và độ bóng theo tiêu chuẩn Ford Motor. Công nghệ tách sơn khô qua các lõi lọc X-dry, tuần hoàn khí cho buồng phun robot giúp tiết kiệm sơn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường nhờ lọc được toàn bộ hạt bụi sơn.

Không dừng lại ở đó, xưởng lắp ráp hoàn thiện cũng được nâng cấp với băng tải tự động, có thể lật để lắp ráp theo 2 chiều với các dụng cụ siết lực của Thụy Điển, kiểm soát chính xác mô men xoắn.

Khu vực kiểm tra chất lượng tại nhà máy Ford Hải Dương được trang bị thêm hệ thống chỉnh lái sử dụng công nghệ mô phỏng 3D hiện đại của Đức, chỉnh lái động, tự động cân bằng xe với độ tin cậy cao, đảm bảo chất lượng của mỗi chiếc xe khi xuất xưởng.

Máy hiệu chỉnh hệ thống lái tự động, sử dụng công nghệ mô phỏng 3D.

Ngoài những lợi ích trong sản xuất, dự án mở rộng và nâng cấp nhà máy Ford Hải Dương còn hứa hẹn đem tới những giá trị thiết thực cho sự phát triển của tỉnh Hải Dương. Theo dự kiến, khi toàn bộ dự án mở rộng được hoàn thành, hãng sẽ nâng lượng công nhân tại nhà máy lên 1.200 người, tạo điều kiện việc làm mới cho hơn 600 người lao động tại địa phương. Việc chuyển giao công nghệ với các chuyên gia nước ngoài được kỳ vọng đem tới cơ hội phát triển về kỹ năng chuyên môn và trình độ cho đội ngũ nhân sự tỉnh.

Bên cạnh đó, Ford Việt Nam mong muốn tiếp tục giữ vững những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp trong việc tích cực đóng thuế, đảm bảo quyền lợi cho công nhân viên tại đây.

Video – Dây chuyền sản xuất Ford Ranger tại Việt Nam Sau 20 năm có mặt trên thị trường nội địa, Ford Ranger Việt Nam chính thức được xuất xưởng từ nhà máy Ford Hải Dương, áp dụng quy trình lắp ráp toàn cầu của Ford Motor.

Hơn cả một giải pháp di chuyển, Ford Ranger mang đến lối sống truyền cảm hứng được lan rộng bởi chủ sở hữu xe Ranger – những con người có cá tính và khát vọng mạnh mẽ. Trong nửa cuối năm nay, Ford Việt Nam và cộng đồng chủ xe trên toàn quốc sẽ tiếp tục phát huy giá trị “Chung tay gánh vác” và “Chia sẻ hành trình” của Ranger thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động có ý nghĩa cho xã hội, đặc biệt là sau ảnh hưởng kéo dài của dịch Covid-19 tại nhiều địa phương.

Trong thời gian tới, Ford Việt Nam sẽ phối hợp CLB bán tải 3 miền và các tổ chức phi lợi nhuận để chung tay hành động vì “những thành phố đáng sống”, bao gồm các sáng kiến thiết thực trong công tác bảo vệ môi trường, xây dựng không gian công cộng cũng như cải thiện đời sống cho người lao động tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.

Mỗi chiếc xe Ranger Việt Nam phải vượt qua đầy đủ chuỗi bài thử nghiệm nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của Ford Motor.

Ford Ranger Việt Nam được trang bị đầy đủ tính năng công nghệ hiện đại, an toàn và thông minh như phiên bản nhập khẩu từ Thái Lan. Giá bán của các dòng xe không thay đổi và được cập nhật tại website ford.com.vn. Đây được xem là nỗ lực của Ford Việt Nam trong bối cảnh quy mô thị trường nội địa còn nhỏ, trong khi chi phí sản xuất công nghiệp tại Thái Lan đang thấp hơn khoảng 20% nhờ dung lượng hàng triệu xe với chiến lược xuất khẩu và phát triển lâu bền cùng nhà cung ứng, cũng như sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý.

http://www.ford.com.vn

Giang Nhật Minh

Nguồn: https://ift.tt/3j5lEBs

Bài viết Ford Ranger đánh dấu 20 năm tại Việt Nam với doanh số 100.000 xe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ford Quảng Bình.



from WordPress https://ift.tt/3ieBqus
via Ford Quảng Bình